A. ÔN TẬP
1) Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học . Ví dụ :
2) Ví dụ vật có thể chuyển động so với vật này , nhưng lại đứng yên so với vật khác : Hành khách ngồi trên toa tàu đang rời khỏi nhà ga , so với nhà ga thì hành khách chuyển động nhưng so với toa tàu thì hành khách đứng yên.
3) Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Công thức tính vận tốc: v = $frac{s}{t}$ trong đó : s là độ dài quãng đường đi đươc .
t là thời gian đi hết quãng đường đó .
Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s và km/h.
4) Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường được tính bằng công thức:
vtb = $frac{s}{t}$ trong đó: s là quãng đường đi được
t là thời gian đi hết quãng đường đó
5) Lực có thể làm biến dạng, thay đổi vận tốc trong chuyển động. Ví dụ:
6) Các yếu tố của lực: Điểm đặt lực, phương chiều của lực, độ lớn của lực .
Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:
7) Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau
Dưới tác dụng của các lực cân bằng:
8) Lực ma sát xuất hiện khi vật chuyển động trên một vật khác.
Hai ví dụ về lực ma sát:
9) Hai ví dụ chứng tỏ vật có quán tính:
10) Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào áp lực và diện tích bị ép: “Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ.”
Công thức tính áp suất: p = $frac{F}{S}$ trong đó: p là áp suất; F là áp lực tác dụng lên mặt bị ép có diện tích là S.
Đơn vị của áp suất là paxcan (Pa): 1 Pa = 1 N/$m^{2}$
11) Một vật nhúng chìm trong chất lỏng chịu tác dụng của một lực đẩy thẳng đứng từ dưới lên có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vạt chiếm chỗ.
12) Vật chìm xuống khi lực đẩy Ác-si-mét FA nhỏ hơn trọng lượng P : FA < P
Vật nổi lên khi : FA > P
Vật lơ lửng trong chất lỏng khi: FA = P
13) Thuật ngữ công cơ học chỉ dùng trong trường hợp có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời.
14) Công thức tính công cơ học khi lực F làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo hướng của lực: A = F.s
Đơn vị của công là jun,( kí hiệu là J), 1J = 1 N.1m = 1 Nm
15) Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiều lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
16) Công suất cho ta biết khả năng thực hiện công của một người hoặc một vật trong một đơn vị thời gian.
17) Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau , nhưng cơ năng được bảo toàn.
Ba ví dụ về sự chuyển hóa từ dạng cơ năng này về dạng cơ năng khác:
Hướng dẫn trả lời câu hỏi phần vận dụng
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
D | D | B | A | D | D |