– Đoạn mạch hỗn hợp gồm các điện trở mắc nối tiếp và mắc song song
Ví dụ 1: Xét với đoạn mạch đơn giản nhất như sau:
Cho đoạn mạch như hình vẽ:
R2 và R3 mắc song song
R1 mắc nối tiếp với đoạn mạch gồm R2 và R3 mắc song song
Điện trở tương đương của đoạn mạch được tính như sau
$frac{1}{R_{23}}=frac{1}{R_{2}}+frac{1}{R_{3}}$ => R23 = $frac{R_{2}.R_{3}}{R_{2}+R_{3}}$; RAB = R1 + R23
Cường độ dòng diện trong mạch chính là và I = I1 = I2 + I3
Hiệu điện thế thành phần: UAC = I.R1 ; UCB = I.R23 = I2R2 = I3R3
UAB = UAC + UCB = I.RAB
1. Vận dụng định luật Ôm cho đoạn mạch mắc hỗn hợp
– Để giải các bài tập về đoạn mạch hỗn hợp ta chia đoạn mạch mắc hỗn hợp thành nhiều đoạn mạch nhỏ sao cho trong mỗi đoạn nhỏ đó chỉ có một cách mắc. Sau đó áp dụng định luật Ôm cho từng đoạn mạch để tìm hiệu điện thế, cường độ dòng điện, điện trở theo yêu cầu của đề bài.
2. Tính hiệu điện thế giữa hai điểm M, N bất kỳ trên mạch điện
– Nếu M, N cùng nằm trên một mạch rẽ: UMN = IMN.RMN
– Nếu M, N không cùng nằm trên một mạch rẽ: UMN = UMP + UPN
Với P là một điểm cùng nằm trên đoạn mạch rẽ chứa M, chứa N.
Ví dụ 2: Tính hiệu điện thế giữa hai đầu điểm C, D ở hình vẽ:
Cách 1: – Bước 1: Tính U1; U3 – Bước 2: Tính UCD = UCA + UAD Với UCA = – UAC = – U1 UAD = U3 Vậy UCD = U3 – U1 |
Cách 2: – Bước 1: Tính U2; U4 – Bước 2: Tính UCD = UCB + UBD Với UCB = U2 UBD = – UDB = -U4 Vậy UCD = U2 – U4 |